At the airport | Ở sân bay |
Where is tourist information? | Thông tin dành cho du khách ở đâu? |
Where can I get the boarding pass for MU flight? | Tôi có thể lấy thẻ lên máy bay cho chuyến bay MU ở đâu? |
Where can I get my baggage? | Tôi có thể lấy hành lý ở đâu? |
I have to catch a connecting flight. | Tôi phải bắt một chuyến bay chuyển tiếp. |
What gate is for Flight 23 to San Francisco? | Chuyến bay số 23 đi San Francisco đi cổng nào? |
Is there a smoking area? | Ở đây có khu vực dành cho người hút thuốc không? |
Can you recommend an economical hotel? | Bạn có thể giới thiệu cho tôi một khách sạn giá phải chăng không? |
Where is the taxi stand? | Taxi đỗ ở đâu? |
Is there a hotel that cost under 60 dollars a night? | Có khách sạn nào giá dưới 60 đô la/ đêm không? |
Taking a taxi | Bắt taxi |
How much does it cost to take a taxi to this address? | Giá taxi tới địa chỉ này bao nhiêu? |
Take me to this address, please. | Làm ơn đưa tôi tới địa chỉ này. |
Let me off here. | Cho tôi xuống đây. |
At a hotel | Ở khách sạn |
I would like to book a room. | Tôi muốn đặt phòng. |
I'd like a single room. | Tôi muốn một phòng đơn. |
I'd like to book a double room for 3 nights. | Tôi muốn đặt một phòng đôi trong 3 đêm. |
How much is a double room per night? | Giá phòng đôi mỗi đêm là bao nhiêu? |
I'd like a room with a nice view. | Tôi muốn một phòng nhìn ra quang cảnh đẹp. |
Can I have an extra bed for my room? | Phòng tôi có thể có thêm một chiếc giường phụ được không? |
I'm arriving late. Please keep my reservation. | Tôi sẽ tới muộn. Làm ơn giữ chỗ đặt trước cho tôi. |
When is breakfast served? | Bữa sáng được phục vụ lúc mấy giờ? |
Where can I keep my valuables? | Tôi có thể giữ những đồ có giá trị ở đâu? |
I would like to have a wake-up call at 5:30. | Tôi muốn được đánh thức lúc 5 giờ 30. |
What is the check-out time at this hotel? | Thời gian trả phòng của khách sạn này là mấy giờ? |
Do you have a bus service to and from the airport? | Khách sạn có dịch vụ xe buýt đưa đón tới sân bay không? |
Shopping | Mua sắm |
May I try this on? | Tôi có thể thử cái này chứ? |
Do I need to pay tax? | Tôi có cần trả thuế không? |
Can I pay by credit card? | Tôi có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng không? |
Can you come down a little bit? | Bạn có thể giảm giá xuống một chút không? |
Is this your final price? | Đây đã phải là giá cuối cùng chưa? |
I'd like one size up. | Tôi muốn tăng thêm một cỡ nữa. |
I'll take this one. | Tôi sẽ lấy cái này. |
Where is the cashier? | Thu ngân ở đâu? |
Where can I change money? | Tôi có thể đổi tiền ở đâu? |
Is there an ATM machine around here? | Có máy rút tiền nào quanh đây không? |
Phạm Hà Thu Anh đang là sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Fairleigh Dickinson. Ảnh: NVCC
Mới đây, cô gái 21 tuổi, sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Fairleigh Dickinson (Vancouver, Canada), đã trở thành một trong hai người trẻ thắng giải thử thách mã hóa Swift Student Challenge của Apple ở Vancouver, Canada.
Điều này giúp Thu Anh giành được một vé tham dự Hội nghị nhà phát triển toàn cầu (WWDC) - một hội nghị thường niên của “gã khổng lồ công nghệ” Apple thu hút nhiều nhà phát triển ứng dụng, nhà báo và các blogger công nghệ nổi tiếng trên khắp thế giới.
Cựu học sinh chuyên Văn rẽ hướng sang ngành IT
Sinh ra vốn hoàn toàn khỏe mạnh, 13 tháng tuổi, Thu Anh đột nhiên lên cơn sốt cao rồi mất dần thính lực. Khi ấy còn quá nhỏ, cô không có khái niệm gì về sự thay đổi của thế giới quan.
“Lên vài tuổi, em vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ với một tuổi thơ khá êm đềm và có được sự yêu thương hết mực từ gia đình”, Thu Anh nói.
Sự thiệt thòi hơn so với bạn bè đồng trang lứa chỉ được Thu Anh nhận thức rõ ràng khi bắt đầu bước vào bậc tiểu học. Đó là khi cô học trò nhỏ cảm thấy khó khăn khi nghe cô giáo giảng bài và luôn phản ứng chậm hơn các bạn khác. Cũng vì nghe kém nên việc học nói của Thu Anh khá chật vật. Suốt quãng thời gian tiểu học, Thu Anh hay nói ngọng và thường tự ti về bản thân.
Là một người thuộc cộng đồng người điếc Việt Nam, nhưng Thu Anh không muốn những người trong cộng đồng mình tồn tại chỉ là để truyền cảm hứng hay làm tấm gương vươn lên cho người khác.
Ở hầu hết các ngôi trường từng theo học, Thu Anh vẫn luôn là người duy nhất điếc và xung quanh đều là người có thể nghe. Nhưng trước sự động viên của gia đình và sự đồng hành của thầy cô, bạn bè, tư tưởng của Thu Anh bắt đầu thay đổi. Nữ sinh không suy nghĩ tiêu cực nữa mà tự đặt mục tiêu cho bản thân phải cố gắng gấp bội.
“Cũng nhờ những suy nghĩ tích cực nên em ít khi nghĩ tới những điều bi lụy hơn. Em luôn nghĩ mình có thể làm được như các bạn và đã làm đúng như thế”.
Nhờ vậy, suốt thời gian trung học, Thu Anh cố gắng học tập chăm chỉ và thi đỗ vào lớp chuyên Văn của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Sau đó, nữ sinh cũng giành được học bổng đi du học tại Canada và dần lấy lại được sự tự tin trong cuộc sống.
Ở môi trường mới, nữ sinh Việt vẫn giữ tâm thế cố gắng gấp đôi so với các bạn học. Vì vậy, cô liên tục nhận được giấy chứng nhận Dean’s List dành cho học sinh có GPA cao mỗi kỳ. Sự thiệt thòi, theo Thu Anh, không đến từ việc “khó nghe hơn các bạn khác” mà là thiệt thòi nếu như bản thân không có sự chủ động liên tục.
“Vì thế, em luôn chủ động trong mọi thứ: chủ động email hay gọi điện cho các giáo sư; chủ động tìm kiếm tài liệu nghiên cứu; chủ động email người mình muốn học hỏi và chủ động nắm bắt cơ hội”.
Ngoài ra, Thu Anh cũng không ngần ngại thuyết trình và giao tiếp bằng tiếng Anh dù đôi lúc vẫn còn nói ngọng. Nữ sinh cũng giữ vị trí Chủ tịch Câu lạc bộ Lập trình của Trường ĐH Fairleigh Dickinson.
Lựa chọn hướng đi hoàn toàn khác so với thời còn học phổ thông là ngành Công nghệ thông tin, Thu Anh cho biết, điều này xuất phát từ mối quan tâm và hứng thú của cô với công nghệ, nhất là khi công nghệ đã hỗ trợ người điếc rất nhiều trong thế giới nghe.
“Em chọn học ngành Công nghệ thông tin cũng vì em tò mò đằng sau những phần mềm của máy trợ thính mà em vẫn luôn quen thuộc được phát triển như thế nào. Hơn nữa, em cảm thấy những kỹ sư công nghệ có sức mạnh tạo nên sự thay đổi thực sự trong xã hội, giống như cách họ đã thay đổi thế giới của em”, Thu Anh nói.
'Người điếc cũng có thể làm mọi thứ'
Mùa hè năm ngoái, Thu Anh bắt đầu đi tìm kiếm những cơ hội mới. Sau đó, nữ sinh giành được cơ hội đi thực tập tại bộ phận iOS Accessibility của Apple. Dự án thực tập liên quan đến Headphone Accommodations (Trợ năng cho tai nghe) thiết kế hỗ trợ người điếc và khiếm thính trong việc áp dụng dữ liệu thính lực đồ của Thu Anh rất thành công, đã được công bố và sắp cho ra mắt trên iOS 15.
Đến năm nay, cô tiếp tục giành được một vé tham dự Hội nghị nhà phát triển toàn cầu của Apple – ước mơ của nhiều sinh viên công nghệ thông tin - do thắng giải thử thách mã hóa Swift Student Challenge.
Cuộc thi yêu cầu sinh viên thực hiện một dự án lập trình cùng bài luận chia sẻ về dự án ấy. Nữ sinh người Việt đã chọn chủ đề Thính lực đồ với mục đích là để phổ biến kiến thức về thính lực đồ tới tất cả mọi người.
“Nhiều người cho rằng khả năng nghe của bản thân là hiển nhiên, không cần phải chăm sóc nuôi dưỡng. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Vì thế, qua dự án này, em mong muốn truyền tải thông điệp rằng, khả năng nghe không thể là mãi mãi nếu như ta không biết trân trọng”, Thu Anh nói.
Cả quá trình lên ý tưởng, viết luận, lập trình được Thu Anh thực hiện trong 10 ngày. Thời gian tuy gấp rút nhưng may mắn, mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ.
Thực hiện dự án này, Thu Anh cũng mong muốn các công ty công nghệ đầu tư nhiều hơn về mảng trợ năng dành cho người điếc. Bởi, một sản phẩm tốt là sản phẩm không bỏ quên bất kỳ cộng đồng nào trong xã hội và dùng được cho tất cả mọi người.
Thu Anh luôn giữ cho mình sự lạc quan, tự tin. Ảnh: NVCC
Cho đến thời điểm hiện tại, khi đã được đi trên hành trình thực hiện những điều mà mình ước mơ, Thu Anh cho biết bản thân đã nhận lại được nhiều thứ.
Đó là sự tự tin, lòng can đảm, tình cảm với cộng đồng người điếc, gia đình, bạn bè và lòng tin yêu hơn với cuộc sống.
Mới đây, Thu Anh còn thành lập ra một câu lạc bộ sách cùng với bạn bè có thể trao đổi, chia sẻ về những cuốn sách mình đã đọc và viết về tác động của công nghệ với xã hội, và cách để những kỹ sư, lập trình viên có thể dùng công nghệ “làm tốt hơn” cho xã hội.
“Cuộc sống của người điếc vẫn luôn chứa đựng rất nhiều màu sắc. Nhiều người hay nhìn người điếc với ánh mắt cảm thương và dùng từ khiếm thính như một cách nói giảm, nói tránh.
Nhưng thực tế, gọi người điếc là sự tôn trọng nhất bởi đó là một cộng đồng có ngôn ngữ và văn hóa riêng, rất đẹp và phong phú. Và em nghĩ rằng, người điếc cũng có thể làm mọi thứ như những người khác, chỉ là không thể nghe mà thôi.
Vì vậy, em cũng mong muốn một người điếc tồn tại không phải để truyền cảm hứng hay làm một tấm gương vươn lên. Đó cũng là những con người hoàn toàn bình thường, và họ cũng có rất nhiều hoài bão, ước mơ và cả tình yêu thương”.
Thúy Nga
Tốt nghiệp xuất sắc hệ kỹ sư tài năng của Viện Điện tử Viễn thông (Đại học Bách khoa Hà Nội), Hoàng Văn Trung tiếp tục giành trọn 4 học bổng toàn phần tiến sĩ của Mỹ và Úc.
" alt=""/>Nữ sinh điếc người Việt theo đuổi ước mơ làm kỹ sư công nghệ tại CanadaBài phát biểu cảm xúc của Trần Minh Quân, quán quân cuộc thi Diễn thuyết tiếng Anh "Future Leaders Speak" đã gây ấn tượng mạnh với tất cả người tham dự. Với thông điệp “A future with brilliance awaits”, Quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người luôn đồng hành và là nền tảng giúp em xây dựng tương lai rực rỡ. “Sự công nhận và khích lệ từ gia đình đã cho em động lực để chinh phục ước mơ lớn,” Quân nói. Cậu cũng cảm ơn thầy cô và trung tâm Yola đã mang đến cơ hội phát triển bản thân, nâng cao khả năng tự học và khám phá thế giới.
Khách mời cũng được lắng nghe câu chuyện truyền cảm hứng của Hồng Ánh, học sinh lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM. Đam mê tiếng Anh từ khi còn mẫu giáo, Hồng Ánh quyết tâm chinh phục môn học này. Trong kỳ nghỉ hè năm trước, trong khi bạn bè đi du lịch, Ánh tập trung ôn thi lấy chứng chỉ IELTS. Em xác định đây là kỳ thi đầu tiên và cuối cùng, nên dành nhiều thời gian và nỗ lực để đạt kết quả cao nhất. Hồng Ánh đạt 8.0 IELTS, với kỹ năng đọc và nghe 8.5, viết và nói 7.0.
Quyết định quay lại Yola để chuẩn bị cho kỳ thi IELTS, Ánh cho biết môi trường thân thiện và sự nhiệt tình của giáo viên đã giúp em cải thiện kỹ năng ngữ pháp - điểm yếu của mình. Ánh cũng thường xuyên xem sách và phim tiếng Anh, luyện nghe qua các kênh YouTube. "Tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ này giúp mình học tốt hơn. Đây là yếu tố cốt lõi giúp cải thiện kỹ năng tiếng Anh," Ánh chia sẻ. Em tin rằng việc đạt 8.0 IELTS sẽ mở ra nhiều cơ hội trong việc xét tuyển vào các trường đại học mơ ước.
Cô Lê Thị Tuyết Lan, mẹ của Ánh, tự hào về thành tích của con gái và chia sẻ rằng Ánh đã đam mê tiếng Anh từ khi còn nhỏ. "Lúc 5 tuổi, con đã nói muốn học thêm tiếng Anh ngoài tiếng Việt. Trong suốt quá trình học, Ánh luôn tự chủ động học tập và lên kế hoạch cho bản thân. Gia đình đồng hành nhưng không tạo áp lực, để con tự do phát triển".
Phương châm đào tạo toàn diện của Yola
Tại lễ vinh danh, đại diện Yola cho biết, trung tâm không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học viên phát triển toàn diện về trí tuệ, kỹ năng sống và thái độ học tập.
Tiêu chí quan trọng nhất mà trung tâm luôn đặt lên hàng đầu là kỹ năng học thuật. Đội ngũ giáo viên luôn khuyến khích học viên thể hiện bản thân và tạo môi trường để phát triển các kỹ năng mềm, nhưng sự ưu tiên vẫn luôn dành cho học tập và đạt thành tích xuất sắc.
Phụ huynh của Trần Minh Quân - một học viên khác của Yola - chia sẻ rằng trong thời đại mới, các con cần trang bị nhiều kỹ năng để thích nghi tốt. "Học tại YOLA khiến mình an tâm vì con phát triển kiến thức, sự tự tin, không cần hối thúc mà vẫn tiến bộ đều đặn".
Ông Phạm Anh Khoa - đồng sáng lập Trung tâm ngoại ngữ Yola chia sẻ, từ khi trung tâm hoạt động vào năm 2017 với chỉ 7 học viên, đến nay Yola đã đào tạo hơn 60.000 học viên, với hơn 10.000 học sinh thành công đi du học và tổng giá trị học bổng đạt hơn 1 tỷ USD.
Nhân dịp lễ vinh danh này, YOLA cũng tổ chức nhiều hoạt động thú vị như minigame học thuật và phát quà cho các học viên xuất sắc. Đặc biệt, chiếc áo thun "xách tay" từ Đại học Stanford (Mỹ) - do nhà đồng sáng lập YOLA, chị Ngô Thùy Ngọc Tú mang về - không chỉ là món quà mà còn là biểu tượng truyền cảm hứng cho các học viên, nhắc nhở về giá trị của sự nỗ lực không ngừng.
“Yola tin rằng mỗi thành tựu từ những nỗ lực học tập đều xứng đáng được ghi nhận và khích lệ, và lễ vinh danh hàng năm là dịp đặc biệt để truyền cảm hứng cho những thế hệ học viên tiếp theo”, đại diện trung tâm nói.
Chương trình học bổng đặc biệt của Trung tâm ngoại ngữ Yola đang diễn ra với mức học bổng lên đến 25% cùng nhiều phần quà hấp dẫn cũng là một cơ hội lớn dành cho các học viên mới. Tham khảo tại: https://yola.vn/.
Thế Định
" alt=""/>Trung tâm ngoại ngữ Yola vinh danh học viên xuất sắc